26 juillet 2014

Không chỉ xây một đài tưởng niệm

Nguồn : LD



Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược bảo vệ tổ quốc. Đó là chân lý của lịch sử và không ai có thể nói khác.
Nhưng trang sử chống ngoại xâm này chưa được đưa vào trong chương trình giáo khoa lịch sử của Việt Nam. Những người lính hy sinh chưa có một đài tưởng niệm xứng đáng.




Trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Lao Động về đề tài này tháng 2 vừa qua, GS Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận định: “Sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử”.

35 năm qua, chưa có những lễ kỷ niệm trang trọng và hào hùng để tưởng nhớ những người ngã xuống. 35 năm qua, những thế hệ học trò ít được biết về trang sử vẻ vang và đau thương này.

35 năm qua, chưa có những lễ kỷ niệm trang trọng và hào hùng để tưởng nhớ những người ngã xuống. 35 năm qua, những thế hệ học trò ít được biết về trang sử vẻ vang và đau thương này.

Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Kiến nghị xây dựng một đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc của các cựu chiến binh Sư đoàn 356 rất đáng được lưu tâm. Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền cũng cho rằng, đó là đề xuất rất đúng. Có lẽ không riêng gì ý kiến của bà Bộ trưởng, mà là tâm nguyện của thân nhân gia đình các liệt sĩ, là mong muốn của nhân dân, là đòi hỏi của lịch sử.

Đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến biên giới phía bắc năm 1979, Đài tưởng niệm cho liệt sĩ hy sinh trong trận chiến Gạc ma năm 1988, và còn phải xây dựng nhiều đài tưởng niệm cho những người đã anh dũng hy sinh bảo vệ tổ quốc trên khắp biển đảo, biên giới của đất nước này.

Xây đài tưởng niệm cho anh hùng liệt sĩ, “xây” lòng yêu nước cho thế hệ sau qua từng trang sách giáo khoa lịch sử, “xây” niềm tin cho dân tộc.