05 juillet 2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi. Số 5

KHẠC CHẲNG RA CHO, NUỐT CHẲNG VÀO 

Tương Lai





Nuốt cái gì? Cái “định hướng XHCN”. Nuốt chẳng vào cái này vì nó ôi thiu quá rồi. Cái mô hình giáo điều học mót của Liên Xô khiến cho đất nước tụt hậu đau đớn hơn bốn thập kỷ, gây nên cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa kéo dài đang đứng bên bờ vực, cần khạc ra lắm rồi! Song, khạc chẳng ra cho vì nó bám rễ vào tận lục phủ ngũ tạng gần hai phần ba thế kỷ. Nhưng đó chưa phải là cái vướng mắc chính. Mà là, nếu khạc nó ra rồi thì lấy gì làm bình phong che đậy mọi toan tính nhằm giữ bằng được cái ghế quyền lực”?

Cuốn gói sao? Đâu được. Chết cũng phải giữ. Được ngày nào hay ngày ấy! 



Chẳng thế mà tám năm trước gs Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng, Ủy viên TƯĐCSVN hiện đang là Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam, trong một Hội thảo góp ý cho Văn kiện Đại hội 11 [đại hội đưa Nguyễn Phú Trọng lên làm tổng bí thư] đã thẳng thừng nói rõ “Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông”! … “Đại hội X, tôi đã nói trước Bộ Chính trị: các anh định nghĩa cho tôi nghe là cái CNXH mà chúng ta chủ trương đây nó là cái gì? Không ai trả lời. Rồi tôi hỏi là: ông nói định hướng cái XHCN thì cái định hướng đó là cái gì? Cũng không ai trả lời”!

Mà trả lời sao đặng. Ngay chính ông Tổng Trọng cũng lập lờ nước đôi: xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Lập lờ vì ông ta bí. Mà bí vì chính nơi sản sinh ra cái mô hình đó phá sản đã ba thập kỷ hơn! 

Xin nhớ cho rằng khi Liên Xô sụp đổ, Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô vẫn còn nguyên bộ máy vũ trang được trang bị đến tận răng. Hệ thống KGB trung thành và tinh nhuệ mà lãnh đạo hô bắt ai, bắn ai là lập tực hành động vẫn chưa suy suyển đáng kể, chỉ có ông trùm KGB, Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Vladimir Aleksandrovich Kryuchkov là đã có sự “im lặng khó hiểu”.

Thật ra, chính thức tan rã vào năm 1991 nhưng hệ thống chính trị của Liên Xô đã bị tê liệt từ trước đó. Tháng 3/1990, Điều 6 Hiến pháp Liên Xô quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội Xô viết đã bị xóa bỏ. Thế còn ở ta? Đại hội 6 đã giải cứu đất nước ra khỏi bờ vực sụp đổ vì cái mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp tệ hại. Nó đã tự cáo chung tại chính nơi thành trì của Chủ nghĩa xã hội. Mà sụp cả hệ thống, chẳng khác gì lâu đài xây trên cát.

Thế nhưng tiếng kèn đổi mới vẫn ngập ngừng! Rúc lên rộn rã rồi tậm tịt. Tò te lạc điệu, vì thế lực bảo thủ giáo điều vẫn đang thao túng bộ máy quyền lực! Những “chính khách tình thế” không đủ bản lĩnh và cũng không dám rúc lên hồi kèn xung trận! Thế rồi, cái động lực phát triển được tạo ra từ Đại hội 6 đã cạn kiệt. Động lực mới thì chưa thể tạo ra vì dân chủ và nhà nước pháp quyền vẫn bị thế lực núp bóng “Thành Đô” chặn đứng. Đường lối nước đôi, nửa đời nửa đoạn, ông chẳng ra ông thằng chẳng ra thằng, ra ngoài thì ngửa cổ van xin người ta công nhận có một nền kinh tế thị trường đầy đủ, về nhà thì gân cổ lên hô hào bằng được phải thêm cái đuôi định hướng XHCN vào nền kinh tế thị trườngđể tiện bề thực thi chế độ toàn trị phản dân chủ. 

Mà phải thế thì mới tạo điều kiện tích tụ và tập trung tư bản của các nhóm tư bản đỏ mới ngoi lên. Bọn này liên kết với một số không ít những kẻ nắm quyền đang cố tranh thủ “ngoạm một miếng rồi chuồn” như Lênin đã từng cảnh báo nhưng “hiện đại” hơn, với “sáng tạo mới theo nhịp “nhiệm kỳ” trong “quy trình” đã được hợp thức hóa. Vì thế, cho dù “nuốt chẳng vào” thì cũng cứ để nó ngáng ngang cổ họng chứ khạc ra rồi muốn nuốt lại đâu có được! 

Thế là, từ “khạc chẳng ra cho nuốt chẳng vào” cái mô hình đã sụp đổ ấy mà dắt dây đến chuyện “khạc chẳng ra cho” những cái “nuốt chẳng vào” đang là những cục ung thư di căn trên cơ thể đất nước. Hiềm một nỗi là sự đau đớn ấy, chẳng biết có phải là ngẫu nhiên không, lại rải đều ra ba yếu huyệt trên bán đảo hình chữ S đối diện với Biển Đông. 

Vâng, Biển Đông, nơi cái lưỡi bò bẩn thỉu và nham hiểm của lũ cướp nước đang thè ra cứ muốn liếm trọn để độc chiếm con đường huyết mạch vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới với khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông mỗi ngày. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% phải đi qua Biển Đông. Mỗi một sự kiện lớn nhỏ xảy ra trên đất nước “núi liền núi sông liền sông, chung một biển Đông” này đều có dây mơ rễ má với cái vị thế địa-chính trị éo le này. “Lũ bán nước” như lời của cụ Hồ, dù là kẻ đầu têu hay người sập bẫy, có lươn lẹo tinh vi đến đâu cũng đều dính dáng xa gần đến cái “đại cục” hiểm nghèo ấy cả. Còn mơ hồ về vấn nạn gốc rễ này thì còn khó nhìn ra được bản chất của mọi sự kiện nóng bỏng hiện nay.

Từ cái tạm gọi là “phương pháp luận” này mà nói vài điều về ba cục ung thư đang gây nhức nhối trên cơ thể đất nước: “Sự kiện Formosa” ở Hà Tĩnh,“Sự kiện Đồng Tâm” ở Hà Nội  và “Sự kiện Sân bay Tân Sơn Nhất” ở Sài Gòn.



1- “Sự kiện Formosa” ở Hà Tĩnh, cục ung thư nhức nhối nằm giữa đất nước



Đài RFA ngày 16.6.2017 vừa điểm lại cuộc chất vấn diễn ra tại Quốc hội về “Sự kiện Formosa” và kết luận bản tin bằng một dòng “Sau ba ngày diễn ra phiên chất vấn của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 14, câu hỏi của ông Tương Lai đã có câu trả lời”. Vậy thì câu hỏi đó là gì? 

Thảm họa hủy hoại môi trường biển miền Trung do Formosa gây nên tạo ra một cơn địa chấn trong lòng dân. Để trấn an dư luận, người ta vội vã chấp nhận lời xin lỗi và đồng ý nhận số tiền 500 triệu USD bồi thường của thủ phạm trong khi chưa điều tra, thống kê đầy đủ các thiệt hại của người dân về vật chất, tinh thần, sức khỏe, kể cả sinh mạng. Chưa điều tra để đưa ra thống kê về các tổn thất kinh tế, du lịch biển, đặc biệt là chi phí để tiến hành tẩy sạch môi trường, hoàn nguyên lại hệ sinh thái vùng đáy biển, mà thảm họa cá chết có thể nhìn thấy bằng mắt thường chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Phần chìm không thấy được bằng mắt thường ấy, nhưng nếu bằng những thiết bị của công nghệ hiện đại đi nữa, thì cũng chưa thể thấy hết được thật đầy đủ di lụy đối với hệ sinh thái trong lòng và dưới đáy biển. Hệ lụy ấy kéo dài ít nhất là hàng chục năm cho đến nửa thế kỷ, và chưa chừng có thể hàng thế kỷ.Huỷ hoại môi trường là một tội danh của mọi Bộ Luật Hình sự của các quốc gia trên thế giới. Thế mà ở đây, huỷ hoại môi trường đến mức gây ra thảm hoạ môi sinh, làm ngưng trệ cuộc sống của hàng triệu ngư dân và gia đình họ trên một vùng rộng lớn suốt dọc hàng trăm cây số bờ biển miền Trung đâu chỉ sáu tháng, một năm, vài ba năm mà là môi trường sống của hàng triệu người bị đe dọa trầm trọng trong hàng chục năm.Tội nặng đến cỡ nào?

Vậy thì khi ngân sách đang cạn kiệt phải vồ lấy 500 triệu USD cũng tựa như chết đuối vớ được cọc cho dù số tiền ấy chỉ riêng tẩy sạch môi trường biển miền Trung trên mặt nổi cũng chưa ăn thua gì chứ đừng nói đến việc bồi thường thiệt hại cho trên 1 triệu ngư dân! Người ta ước tính rằng thiệt hại kinh tế của vụ xả thải Formosa nhiều hơn con số bồi thường 500 triệu USD gấp hai chục lần, tức là 10 tỷ USD! Ấy vậy mà thật xót xa khi một ngài bộ trưởng của cái “Chính phủ kiến tạo” này lại vội vã gieo lên tia hy vọng cho bàn dân thiên hạ rằng nhờ vận hành song suốt của Formosa thì rồi chỉ tiêu tăng GDP sẽ đảm bảo đúng tiến độ mà quốc hội đã đưa ra! 
Chẳng những thế, số tiền èo uột này còn tính cả cho kinh phí “hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho hơn một triệu ngư dân bốn tỉnh miền Trung và gia đình của họ”, trong đó, “ưu tiên cho bà con ngư dân đi xuất khẩu lao động”.

Cái món võ Tàu thâm hậu này quả là sâu hiểm! Một mũi tên bắn được nhiều đích. Thì đó, những ngày đầu xây dựng cứ điểm “nhà máy thép”, chúng đã đẩy được gần 3.000 người dân ở Sơn Dương – Vũng Áng đi! Nay thảm họa môi trường xảy ra, tương kế tựu kế, chúng đẩy luôn cả triệu ngư dân đang sống yên bình ở đây phải tha phương cầu thực! Ngư dân bỏ biển thì “những cột mốc chủ quyền di động trên biển” sẽ tự cáo chung! Ông Bí thư Quân ủy TƯ chẳng phải lo âu tính kế vẹn toàn Nếu đụng độ trên biển ta có ngồi đây được không?"[ SOHA News. Hoàng Đan | 08/12/2015 03:45 PM]! Ai đó nói đúng: Lú đâu mà lú, trí lự có thừa mưu sâu kế hiểm cả đấy! Nội công ngoại kích nhịp nhàng khiến cho lời cảnh báo của Nguyễn Cơ Thạch về “một thời kỳ bắc thuộc thứ hai đã bắt đầu” từ Hội nghị Thành Đô đang được đẩy tới.

Thế mới hiểu vì sao mà hơn 60 năm trước, cụ Hồ đã đặc biệt lưu ý trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội 2 năm 1951 về sức mạnh của tinh thần yêu nước của nhân dân ta, “mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. [Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 6, tr.171]. Đáng suy nghĩ là Cụ Hồ đặt “lũ bán nước” trước “lũ cướp nước.

Triệt tiêu được “những cột mốc chủ quyền di động trên biển” thì vấn đề bảo vệ ngư trường truyền thống gắn chặt với giữ gìn biên cương biển đảo của Tổ quốc sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng. Vả chăng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh nơi Formosa đặt khu vực công nghiệp thép nằm giữa bán đảo hình chữ S có một vị trí địa-chính trị đặc biệt về an ninh-quốc phòng và giao thông hàng hải của khu vực và quốc tế. Trong báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội tại buổi hội thảo chiều ngày 19/6/2017 có thể tìm thấy những con số đáng ngại sau đây: có khoảng 263 ngàn lao động bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi sự cố Formosa, trong đó gần 18 ngàn lao động ở khu vực bốn tỉnh Bắc miền Trung phải ra nước ngoài lao động sau thảm họa nói trên. Cũng trong thời gian này, số lượng lao động người nước ngoài tại Việt Nam gia tăng từ gần 13 ngàn vào năm 2004 lên xấp xỉ 84 ngàn trong năm 2015 và có đến 93% lao động nước ngoài được cấp phép làm việc hợp pháp ở Việt Nam, trong đó lao động nước ngoài mang quốc tịch Trung Quốc làm việc tại Việt Nam chiếm tỉ lệ đến 30,9%! 

Không phải là chuyện tào lao khi báo Giáo dục Việt Nam nêu lên một giả thuyết: “Phải chăng đó chính là những “Sinh tử phù” được cài cắm trên “thân thể” nước Việt? Không phải chỉ đến khi vấn đề Formosa vỡ lở, trước sự việc nghiêm trọng như vậy người ta mới nghĩ về những “sinh tử phù” đã được gieo vào nhiều “huyệt đạo” của Việt Nam. Trước đó, đã có nhiều dự án của Trung Quốc mọc lên ở nhiều địa bàn nhạy cảm, thuê đất tới 50, 70 năm và biến một vùng rộng lớn thành nơi bất khả xâm phạm, giống như kiểu một khu tự trị thu nhỏ”. 

Cùng với món võ Tàu nham hiểm đó, chúng ngang nhiên cài cắm người trực tiếp tuyên truyền cho dã tâm xâm lược của chúng. VN Express ngày 28.6.2016 cho biết “khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), Xue Chun Zhe nói: "14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn là quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc"…nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn qua biển Mỹ Khê ngang nhiên giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của Trung Quốc”. 

Nên nhớ là Trung Quốc đã vừa đặt tòa Tổng Lãnh sự ở Đà Nẵng. Và cũng đừng quên là mỏ khí Cá Voi Xanh cách bán đảo Sơn Trà chỉ 88km. Đây là một dự án giữa PetroVietnam và Exon Mobil vừa ký vào tháng 1.2017 không chỉ có ý nghĩa kinh tế lớn với trị giá 10 tỷ USD mà còn có ý nghĩa chiến lược phòng vệ hết sức quan trọng.

Cần biết thêm rằng, mỏ khí này nằm sát “cái lưỡi bò” ngang ngược của Trung Quốc, cũng nơi đây, trung đoàn Radar 351 (Vùng 3 Hải quân) của Việt Nsm đặt radar giám sát bờ biển [Coast Watcher 100] loại tối tân nhất thế giới hiện nay, có thể phát hiện các tàu thuyền di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời với khả năng giám sát bờ biển liên tục 24 giờ/ngày, liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì. Mọi biến động của một khu vực rộng lớn từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa đều hoàn toàn xác định chính xác được vị trí từng con tàu một với độ tin cậy cao hơn cả vệ tinh. Mặt khác Cá Voi Xanh là vị trí rất gần đất liền và chì cách đảo Lý Sơn gần 20 hải lý, tất cả đều nằm trong tầm hỏa lực của pháo bờ biển và tên lửa của hải quân Việt Nam.

Phải chăng cũng vì thế mà tướng Phạm Trường Long, phó Bí thư quân ủy TƯ của Trung Quốc phải có chuyến thị sát Việt Nam mà cả bộ sậu tứ trụ Việt Nam đều phải long trọng tiếp kiến. Y ngang ngược nói toạc ra: toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ. Đưa tin này, BBC ngày 20.6.2017 giật một cái tít đậm: “Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam 'chọn bạn mà chơi'. Bài này cho biết Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc hỗn xược dọa "Xét về phương diện này, việc Việt Nam thường trao đổi với Hoa Kỳ và Nhật Bản về Nam Hải (Biển Đông) không nên được xem là việc làm tử tế”. BBC nói thêm, bài của Hoàn Cầu Thời báo được đăng vào đúng dịp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thăm Việt Nam. Tướng Phạm Trường Long đã gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam và nói rõ về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Tân Hoa Xã tường thuật rằng tướng Phạm ghi nhận tình thế hiện thời tại Biển Đông đã được ổn định và đang trở nên ngày càng tích cực hơn, đồng thời kêu gọi hai nước tuân theo sự nhận thức chung quan trọng các lãnh đạo đảng, nhà nước hai bên."Hai bên cần tăng cường đối thoại chiến lược và kiểm soát tốt các khác biệt, nhằm duy trì quan hệ chung cũng như nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Nam Hải". Nhưng rồi họ Phạm đã cắt ngắn chuyến đi sau khi "cơn giận dữ nổ ra trong thảo luận kín về tranh chấp" ở Biển Đông mà theo tờ New York Timestướng Phạm dường như đã giận dữ vì những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam mới đây với Mỹ và Nhật Bản”, đây là “một phản ứng vụng về và phản tác dụng của Trung Quốc” như nhận xét của giáo sư Carl Thayer! Cùng lúc, giàn khoanTrung Quốc kéo vào vùng biển Việt Nam được báo Thanh Niên đưa lên một chút rồi phải gỡ bỏ.

Gợi lên những điều đó để càng thấy rõ rằng, khi cục ung thư Formosa nằm ở huyệt đạo giữa cơ thể đất nước chưa được cắt bỏ thì khả năng di căn và phát tán của nó sẽ khó lường nổi! Biết rõ đều đó, nhưng “khạc chẳng ra cho”. Mà thật ra là không dám “khạc”, vì đã trót thì phải trét. Chẳng thế mà ngay khi cá chết nổi trắng mặt biển, ngày 22.4.2016 ông Nguyễn Phú Trọng đã tới “kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thôn mới và tiến độ dự án Formosa, thăm một số công trình, nhà máy thuộc dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh” đã lờ tịt, không nói một câu về thảm họa cá chết do Formosa xả thải ra biển. Báo chí chỉ đưa tin ông Tổng Bí thư khen “chính quyền tỉnh Hà Tĩnh “đã có nhiều đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm và đạt những kết quả quan trọng”.

Ông lờ tịt, vì viên thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Võ Nhân Tuấn được lệnh phải  tuyên bố “Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng Áng có liên quan đến cá chết”. Chẳng những thế, ông ta còn trơ trẽn nói thêm với phóng viên “đừng hỏi câu đó, hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá”.

Mà đúng là đừng hỏi câu đó. Vì hỏi làm gì khi, nhân chủ trương đền bù cho các doanh nghiệp FDI bị thiệt hại hồi tháng 5-2014 do một số vụ đập phá sau việc Trung Quốc kéo dàn khoan 891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, dù mức thiệt hại của Formosa chỉ vào khoảng gần 4,8 tỉ đồng, và của các nhà thầu cho Formosa là hơn 68 tỉ đồng nhưng tập đoàn này đã được tỉnh Hà Tĩnh hoàn thuế gần 10,174 tỉ đồng. Vậy là, hơn 10 ngàn tỷ đồng hoàn thuế nói trên gần bằng số tiền bồi thường 500 triệu USD của Formosa! Theo thông tin của báo nhà nước, chính quyền Hà Tĩnh đã cho Formosa được hoàn thuế 10,174 tỷ đồng từ năm 2014 đến nay. Nhưng chỉ đến tháng 8/2016, tổng cục thuế mới có văn bản trình Bộ Tài chính đề nghị thông qua cơ chế cho hoàn thuế này; phải chăng động tác của Tổng cục Thuế là nhằm hợp thức hóa việc đã rồi? 

Đấy là chưa nói đến thủ đoạn ngâm vốn, không chịu trả ngay tiền đền bù cho dân sau khi giải ngân 30% của 500 triệu USD, với 8 tháng “giữ dùm” số còn lại, lãi tiền gửi ngân hàng của con số 350 triệu USD là ít nhất 300 tỷ đồng (tính theo kỳ hạn tiền gửi 3 tháng, lãi suất 5%/năm). Số tiền lãi này bằng đến phân nửa so với tiền “tạm ứng” đợt đầu cho một tỉnh miền Trung. Một câu hỏi đặt ra như muối xát vào ruột: Số tiền lãi 300 tỷ đồng trên thuộc về ai? Có phải theo “thông lệ” đã chui vào túi giới quan chức “ăn của dân không chừa thứ gì” như bà cựu phó chủ tịch Nước đã than trước Quốc hội, mà không tính vào tiền bồi thường cho ngư dân? Và đó có phải đó là lý do sâu xa để người ta cố ý “ngâm” tiến độ bồi thường cho ngư dân càng chậm càng tốt? Cho nên nếu phải hỏi, thì không phải câu hỏi đặt ra cho Võ Nhân Tuấn, mà là: Có phải Chính phủ, thông qua Bộ Tài chính và chính quyền Hà Tĩnh, đã biết trước vụ hoàn thuế hơn 10 ngàn tỷ đồng này để từ đó thương lượng với Formosa, để Formosa lấy tiền được hoàn thuế, cộng thêm một ít tiền nữa cho đủ 500 triệu USD làm tiền bồi thường mà công luận đưa ra? Đấy là chưa nói Formosa xả thải vượt gấp 1.13 lần so với toàn bộ lượng chất thải của cả nướcnăng lực của hệ thống hạ tầng xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của Việt Nam hiện nay không thể đáp ứng nổi lượng chất thải khủng của Formosa.

Xin dẫn ra đây một đoạn trong bài viết được nhiều người đọc của một ngòi bút được trân trọng bởi cái nhìn sắc sảo và thông tin chuẩn xác: “Nhiều người ngạc nhiên tại sao Formosa lại liều lĩnh đến phi lý khi đầu tư 10 tỉ USD (sau tăng lên 28 tỷ) cho một dự án thép có công suât 7,5 triệu tấn/năm (sau tăng lên 22 triệu tấn). Điều này là cực kỳ rủi ro vì giá thép đã giảm 200%. Vậy lý do thực sự là gì? Người ta có lý do để nghi ngờ là China Steel mượn danh Formosa để chuyển dịch sản xuất thép từ quặng tới thép thô vốn là khâu tốn kém nhất và ô nhiễm nhất sang Việt Nam, để cắt giảm chi phí và để tránh ô nhiễm môi trường Đài Loan…

…Người dân trong vùng bị nạn vẫn “sống trong sợ hãi”. Chủ quyền quốc gia vẫn đang bị đe dọa. Người ta vẫn hành xử vô cảm và vô minh, như vô can và vô tội. Không thấy Chính phủ xin lỗi hay giải thích tại sao lại đàn áp bằng bạo lực đối với người dân biểu tình ôn hòa đòi biển sạch và minh bạch (như thế lực thù địch). Người dân coi hành động trấn áp này đồng nghĩa với bao che cho Formosa. Ngày 22/4/2016, thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, cục trưởng C49 (phòng chống tội phạm môi trường) cho biết, “phía C49 không thể phát ngôn ngay được vì ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác”. Điều đó có nghĩa C49 đã biết nhưng không được nói. Có thể hiểu Formosa đang hết thời. Tuy trước đây họ có thể thao túng chính phủ Đài Loan (cũng như Việt Nam) nhưng “thành tích” hủy hoại môi trường của họ quá lớn, nên uy tín của họ đã xuống quá thấp, ở Đài Loan cũng như các nơi khác trên thế giới. Nếu Việt Nam tiếp tục bao che cho họ theo kiểu “phạt cho tồn tại” là vô cảm và vô minh. Chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa xã hội thân hữu đang trở thành kẻ thù của nhân loại tiến bộ.

Trong khi thảm họa môi trường Miền Trung được Chính phủ kết luận là do Formosa gây ra, thì Hà Tĩnh có tới 16 trung ương ủy viên (số lượng nhiều vô địch toàn quốc). Trong đó có hai người đứng đầu hai bộ quan trọng nhất đối với các dự án đầu tư là Bộ KH&ĐT và Bộ TN&MT. Cơ cấu nhân sự bất thường này có liên quan gì đến Formosa không? Chẳng lẽ Hà Tĩnh có nhiều nhân tài như vậy? Hay đó là phần thưởng cho sự đóng góp của tỉnh vào thảm họa này?…Thảm họa môi trường do Formosa gây ra tại Miền Trung còn lớn hơn sự kiện Trung Quốc đem dàn khoan HD981 vào hải phận Việt Nam tại Biển Đông (5/2014), là một bước ngoặt gây khủng hoảng quan hệ Trung-Việt. Tuy sự kiện dàn khoan HD981 là một cú sốc lớn, nhưng nó không kéo dài và nguy hiểm bằng sự kiện cá chết do thảm họa môi trường. Formosa là một quả bom nổ chậm và là một tử huyệt đối với Việt Nam, cả về môi trường lẫn an ninh…Muốn vô hiệu hóa quả bom nổ chậm và tử huyệt này, phải “xoay trục” để thoát Trung và cải cách thể chế. Muốn khắc phục sai phạm dẫn đến thảm họa môi trường (và an ninh) thì việc chống tham nhũng và kiểm soát các nhóm lợi ích phải đi đôi với cải cách thể chế.  

Vậy đó. Nuốt chẳng vào nhưng lại không thể khạc ra vì vấn đề Formosa đang là “tử huyệt! Nếu để công khai tranh luận cho dù chỉ ở diễn đàn Quốc hội có đến 97% là đảng viên thì trong bối cảnh hiện nay tránh sao cho khỏi “mỗi lời là một vận vào khó nghe”. Khó nghe trước hết cho ngài Tổng Bí thư, vì ngài còn một cái “đại cục” đang mắc cứng ở cổ họng. Cái “đại cục” này còn khó nuốt mà cũng khó khạc hơn cục ung thư Formosa nhiều, vì chính nó đẻ ra cái “tiểu cục” ung thư ấy. Cho nên, mở màn, ông Trọng phải có mặt ngay tại Formosa để đánh tín hiệu bảo kê nhằm trấn an “người đồng chí cùng chung ý thức hệ” của ông, bây giờ chuyện vỡ lở tóe loe nằm ngoài kịch bản, thì cũng phải làm sao khu xử cho trong ấm ngoài êm mới phải đạo “mười sáu chữ vàng”.

Thôi thì, “chút chi gắn bó một hai, cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh” chứ bây giờ mà để bung ra thì có phen không chỉ “vỡ cả bình” mà còn “tung tóe cả chuột”! Ba mươi sáu chước, chước lờ là tuyệt chiêu. Nhưng lờ đến bao giờ, đến khi “vỡ trận” chăng?



2- Từ cục ung thư Formosa Hà Tĩnh mà nhìn lại sự kiện Đồng Tâm Hà Nội.

Cái chuyện trở cờ, lật lọng đang là đề tài nóng bỏng dồn dập trên mạng xã hội. Sắc sảo, với những bài của các luật sư có lương tâm. Phẫn nộ trào dâng với những ngòi bút tâm huyết. Công chúng đã chăm chú dõi theo hàng ngày, tưởng chẳng cần phải kể ra nữa.

 Chỉ xin nói về ý kiến của vị lão nông Lê Đình Kình, người được dân thôn Hoành gọi là“Bác Hồ thứ hai của chúng tôi” ấy, đã qua đài BBC hôm 14.6.2017 công khai đánh động dư luận rằng: Chủ tịch Nguyễn Đức Chung "phản bội ý kiến và danh dự của chính ông ấy" và khiến "người dân phẫn nộ, Đồng Tâm lại trở thành điểm nóng" sau khi thành phố quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ tại xã này. "Mọi sự khởi đầu từ 59 ha đất nông nghiệp tại Đồng Tâm mà phía chính quyền muốn người bên ngoài hiểu rằng đó là đất quốc phòng và người dân tại đây đang cản trở việc thực thi pháp luật”."Trong vụ này, người dân Đồng Tâm chỉ vì muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và đối xử tốt, nuôi ăn uống với những cán bộ bị tạm giữ để rồi bị đánh đập, bắt cóc, rồi bây giờ lại bị thổi phồng sự việc, ghép tội hủy hoại tài sản và bắt giữ người trái pháp luật….Tôi khẳng định là sau khi có quyết định khởi tố hôm qua, người dân Đồng Tâm kiên quyết đấu tranh đến cùng trước việc chính quyền định cướp không 59 ha đất nông nghiệp."…

“Ông Chung nói rằng bản cam kết mà ông ấy ký hôm 22/4 về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm là ông ấy ký chứ không có con dấu.…Ông ấy nói là quyền khởi tố là của cơ quan pháp luật chứ không phải của ông ấy.…Nhưng ông Chung quên rằng, bản cam kết tuy không có con dấu nhưng ông ấy có lăn tay vào đó, và việc điểm chỉ còn đảm bảo hơn vì không ai có vân tay trùng nhau trong khi con dấu nào thì cũng có khả năng bị làm giả được.…Xin nhớ rằng chúng tôi đang giữ trong tay bản tường trình viết tay của những cảnh sát cơ động cho biết họ được Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội điều động về đàn áp người dân."

"Bản thân tôi năm nay 82 tuổi, 56 tuổi Đảng mà đến hôm nay, sau vụ bị bắt cóc và đánh đập vẫn chưa hồi phục hẳn, phải nằm ngồi trên giường chứ chưa đi lại được…Đến giờ phút này, tôi vẫn tin vào Đảng… nhưng nếu cứ tiếp tục để những kẻ tham ô không bị xử lý mà lại đi xử lý người dân tố tham ô thì Đảng có nguy cơ mất quyền lãnh đạo."

Trích hơi dài lời cụ Kình vì tình, lý như vậy là trọn vẹn trong sự diễn giải rất dung dị, thẳng thắn. Quả đúng như đề nghị của Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một quan chức hiếm hoi dám đưa ra một ý kiến sắc sảo và thẳng thắn vào thời điểm nóng bỏng “Chỉ có Cụ mới nói được cho dân nghe. Chỉ có Cụ mới giúp giải tỏa được sự đối đầu đầy nguy hiểm và đầy định mệnh hiện nay”

Chân lý vốn đơn giản. Muốn bẻ queo chân lý thì mới phải lươn lẹo, vòng vo. Những nhà chức trách có lươn lẹo, vòng vo hay những con chim mồi có véo von chài mồi đến mấy thì rồi chân lý, đúng hơn thì nên nói là công lý của lẽ công bằng,không thể cứ bị vùi lấp mãi được. Đương nhiên, con đường phía trước còn đầy chông gai. Sự trải nghiệm của “độc tài chuyên chính” và bài học mà nó đem lại cho lịch sử thấm đẫm máu và nước mắt. Không bao giờ bạo quyền tự truất quyền của nó.Sẽ còn nhiều thủ đoạn được tung ra.Các loại chim mồi sẽ còn được huấn luyện để véo von với nhiều cung bậc.

Nhắc lại ý này vì khi sự việc đang diễn biến theo hướng bà con thôn Hoành dưới sự dẫn dắt của cụ Kình, người từng bị đánh vỡ xương hông và gẫy xương đùi rồi bị quẳng lên xe “như quẳng một con vật và những người đảng viên trung kiên giành được thắng lợi bước đầu, trả lời một hãng Thông tấn nước ngoài ngày 14.7.2017, người đang viết những dòng này đã đặt rõ vấn đề là: “Vì lẽ gì mà người có đầy đủ bạo lực với hàng sư đoàn trong tay, có cả xe tăng, thiết giáp, cần là huy động được, nhưng lại không dám manh động nữa, mà phải gọi điện thoại nói chuyện với dân. Để rồi hai bên nói rằng bên nào sai cũng sẽ xử lý. Đấy là bước phát triển mới chứng tỏ rằng người dân càng ngày càng hiểu rõ nếu họ gắn bó, quyết tâm đấu tranh thì có thể đẩy lùi bạo lực. Nhưng không phải lúc nào diễn biến cũng sẽ đơn giản như thế đâu. Sẽ còn nhiều lươn lẹo, mưu mẹo trong chuyện này lắm. Vì vậy, người dân người ta thừa kinh nghiệm, thừa cảnh giác để đối phó...Chuyện này còn lâu dài lắm, không thể giải quyết ngay một lúc được đâu. Chỉ có thể giải quyết được chuyện này khi vấn đề chế độ sở hữu được giải quyết dứt điểm và công bằng. Còn nếu vẫn còn níu kéo cái định hướng xã hội chủ nghĩa, nhân danh sở hữu toàn dân, thì mâu thuẫn này vẫn còn kéo dài mãi, chưa chấm dứt được đâu.

Mà quả vậy, “phải đương đầu với nó bởi chúng ta biết là sớm muộn cũng phải đương đầu với nó. Càng để lâu thì càng khó khăn hơn, vấn đề càng nguy hiểm hơn” đó là tư tưởng chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội về xử lý sự kiện Đồng Tâm mà Thanh Niên Online đăng tải ngày 11/06/2017. Ông Hải cho biết“Hiện nay chúng ta còn 200 vụ việc liên quan đến 164 xã phường thị trấn. Đây là một hạn chế nhưng cũng thấy qua kinh nghiệm vụ việc ở Đồng Tâm, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền cũng khác. Chủ tịch thành phố cũng có chỉ đạo là các sở ban ngành không những đánh giá các vụ việc, mà còn đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn với thành phố chúng ta, với từng quận huyện thị một”.Bí thư Hà Nội nhấn mạnh phải nhìn thấy trước nguy cơ để có giải pháp ứng phó. “Đợi đến chân rồi xong bảo là hóa ra việc này mình biết lâu rồi nhưng chưa giải quyết. 200 vụ việc nói trên, tới đây Thành ủy sẽ tiếp tục chỉ đạo”.

Nếu hiểu một cách đơn giản thì ở Hà Nội hiện nay trung bình cứ bốn xã hoặc phường đang tiềm ẩn một Đồng Tâm! Nguy cơ tiềm ẩn này ngày càng nguy hiểm hơn. Nguyên dân do đâu thì ông Bí thư chưa tiện nói ra. Phải chăng là do chưa giải quyết được những khiếu nại và tố cáo thường xuyên nóng bỏng và bức xúc về vấn đề đất đai. Nhưng cho dù ông Bí thư có ba đầu sáu tay cũng chẳng sao giải quyết được vì với“định hướng XHCN” thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý. Mà cái “nhà nước” này lại nằm ngay tại xã, nơi các quan xã tự tung tự tác thông đồng với các “đại gia” đang cướp đất của dân như kiểu Viettel ăn cánh với đám tham nhũng mà dân thôn Hoành cùng với các đảng viên trung kiên như cụ Kình quyết liệt tố cáo.

Nói như tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng “sự kiện Đồng Tâm một lần nữa cảnh báo rằng pháp luật về đất đai đang có vấn đề. Có lẽ là vấn đề lớn nhất của thế chế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà toàn dân không có cách gì để thực thi quyền sở hữu của mình; đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà toàn bộ chênh lệch địa tô chỉ làm giàu cho các nhóm lợi ích nhỏ bé trong xã hội, thì đó chỉ là một sự đánh tráo khái niệm". Xin nối lời vị quan chức hiếm hoi dám công khai chỉ ra bản chất của sự việc để nói rõ thêm rằng: “sự đánh tráo khái niệm ấy chỉ là một nhánh phái sinh của sự đánh tráo khái niệm lớn hơn, đó là khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính sự đánh tráo khái niệm này là cội nguồn của mọi sự trì trệ, lạc hậu đang kìm hãm đất nước suốt bốn thập kỷ qua, tạo ra một khủng hoảng toàn diện và kéo dài như hiện nay.

Sẽ còn nhiều “Đồng Tâm” khác đang ở phía trước.



3- Và rồi, nghịch lý “Sân bay Tân Sơn Nhất” và “Sân Golf các đại gia”

Xem ra, không ở đâu mà lợi ích của một vài người lại trắng trợn dẫm đạp lên quyền lợi của đất nước được phơi bày một cách ngang nhiên và thách thức công luận đến cỡ ấy. Sự trơ trẽn đến lỳ lợm lại phô diễn ra ngay tại cửa ngỏ đón khách quốc tế, nơi mà có thời những trái tim quá nhạy cảm đã thăng hoa hết cỡ mà cho đây là “lương tâm thời đại”! Giờ đây, khi máy bay hạ thấp độ cao để tiến sát đến đường băng thì người ta thấy được một sân golf tuyệt đẹp áp sát mép sân bay. Sân golf này mênh mông, cao ráo bên cạnh sân bay chật chội, khi mưa to thì bị ngập nước khiến các nhà chức trách ở nơi có thẩm quyền phải tính đến chuyện đưa máy bay đi đỗ nhờ ở tỉnh khác! 

Vậy là ở nơi đã từng được thăng hoa là “lương tâm thời đại” thì nay “lương tâm”đã bị đánh mất trong không ít những kẻ cầm cân nảy mực, rồi trở nên xa xỉ trong đời sống xã hội. Để khỏi nhiều lời, xin cứ trích nguyên văn một bài viết nhặt được trên mạng nhan đề:

Cảm khái “dáng đứng Việt Nam”: dáng đứng sân golf”:

“Một người dân mạng xã hội đã cám cảnh liệt sĩ Tân Sơn Nhất năm xưa mà viết rằng:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Đồng đội anh lấy đất làm sân gôn”.

 Và tôi xin nối hoạ theo hai câu “thơ thần” ấy:

Ôi anh Giải phóng quân!

Từ dáng đứng của Anh trên đường băng Tân Sơn Nhất

“Nhóm lợi ích” bay lên bát ngát mùa xuân.

 Quả là một câu thơ tiên tri. Bây giờ là mùa xuân của các Nhóm Lợi Ích Việt Nam.

 Hương hồn hàng triệu chiến sĩ hi sinh giờ đành ngậm đắng nuốt cay vì đất nước bị bọn tham nhũng, nhóm lợi ích tàn phá. Liệt sĩ đã bị lợi dụng từ xương máu đến cái danh tiếng còn lại.

Về mặt tinh thần, cái chết của họ biến thành những “Giai điệu tự hào” giúp cho giới quan chức “ăn mày dĩ vãng” làm vốn liếng tinh thần.

Về mặt vật chất, đất đai chiến lợi phẩm các anh để lại đã trở thành những miếng mồi ngon cho nhóm lợi ích chính trị xâu xé làm giàu. Nhóm lợi ích quân sự và nhóm ích lợi dân sự câu kết với nhau chặt chẽ trên cùng lợi ích “chung chi”.

Hương hồn Lê Anh Xuân và đồng đội, sống khôn thác thiêng, hãy về hỏi tội những kẻ phản bội. Các anh có về thăm chốn cũ chiến trường xưa, xin hãy cẩn thận với đám vệ sĩ bảo vệ sân golf. Họ chẳng biết các anh là ai đâu, sẽ lăm lăm sãn sàng tống cổ các anh ra khỏi chốn địa đàng ăn chơi. Họ bán vé cho Nhân Dân vào tham quan sân golf với giá từ 500k đến 1 triệu đồng tiền tươi. Chúng không nhận tiền âm phủ - tiền vàng mã của các anh đâu.

Lời nhắn nhủ như máu chảy ra đầu ngọn bút ấy không là hư cấu, mà là sự thật 100%! Hãy đọc bài “Bên trong sân golf Tân Sơn Nhất có gì” trên báo Tuổi trẻ ngày 8.6.2017 để biết rằng: “trang web của sân golf Tân Sơn Nhất quảng cáo công khai dịch vụ tham quan, giá vé 540.000-640.000 đồng/người tùy ngày. Nhưng “phải gọi điện đặt trước”. Cũng cần bết thêm rằng: Mất gần hai tháng chúng tôi mới được đặt chân lên các thảm cỏ mịn của sân golf Tân Sơn Nhất. Ban đầu đi cùng một giám đốc doanh nghiệp ngành xây dựng, vừa mon men ra sân golf, một nam thanh niên mặc đồng phục đã mời lên xe điện chở ra ngoài. Thuyết phục cho đứng từ xa “xem sếp đánh golf”, người này kiên quyết: “Đây là khu vực sân bay, không phải ai cũng vào được!”. Xin chụp vài bức ảnh làm kỷ niệm cũng không được vì đây là... khu vực quân sự!

Vậy trong “khu vực quân sự” này có gì? Cũng báo “Tuổi trẻ” ngày 8.6.2017 với bài “Trong sân golf không chỉ có… sân golf” cho biết : “trên trang web hiện nay của Công ty CP đầu tư Long Biên giới thiệu về sân golf Tân Sơn Nhất cũng ghi rõ ngoài nhà hàng Him Lam tiêu chuẩn 4 sao, trung tâm hội nghị tiệc cưới Him Lam Palace, sẽ có hàng loạt biệt thự cao cấp, căn hộ và khách sạn...Theo tính toán được nêu trong bản công bố thông tin ngày 24-7-2014, giá cho thuê căn hộ tại khu vực sân golf lên tới 30 USD/m2/tháng; biệt thự là 50 USD/m2. Giá khách sạn khoảng 2,1 triệu đồng/phòng. Trường học tiêu chuẩn quốc tế học phí 5 triệu đồng/tháng đối với nhà trẻ và 10 triệu đồng/tháng đối với cấp I và cấp II...Theo đó, diện tích đất sân golf và các công trình phụ trợ tại sân golf Tân Sơn Nhất là 132ha; đất xây dựng khách sạn 5 sao, nhà hàng, TDTT, trường học xấp xỉ 7ha; đất khu nhà ở, cho thuê (gồm biệt thự và căn hộ) là 9,75ha. Nghĩa là khi hình thành dự án, những ông chủ sân golf đã xác định: sân golf Tân Sơn Nhất không chỉ là sân golf!


Thì ra một cuộc làm ăn lớn, rất lớn đã được tính toán rất kỹ. Lẽ đương nhiên trong tính toán đó, một cục lớn “đấm mõm” nói theo ngôn ngữ chợ búa, còn sang trọng hơn thì là phong bì “lại quả” không thể là nhỏ được. Tiền nào của ấy. Chả trách mà chuyện sân golf lấn sân bay thì ai cũng thấy, nhưng những người có thẩm quyền lại như ngậm hạt thị, nói lắp bắp vòng vo chán chê mê mỏi mãi, vẫn cứ đắn đo “nghĩ mình phương diện quốc gia, bên trên trông xuống người ta trông vào”, nhỡ một cái thì đi tong cái sự nghiệp với “biết bao công mượn cửa thuê” mới chộp được! Nhưng rồi cũng đến hồi phải “sáng suốt và quyết đoán” giải cứu cho tình trạng sân bay Tân Sơn Nhất nguy ngập hiện nay, bằng việc buộc phải “trảm” sân golf để mở rộng sân bay lên phía bắc. Buộc phải vậy vì “chưa tìm ra gần 80% vốn thiếu hụt để giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành”. Hiện ngân sách chỉ mới bố trí được 5.000 tỷ đồng trong số 23.000 tỷ đồng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tức là 21,7%!Nhưng “trảm” sân golf là chuyện đã hai năm rõ mười. Các chuyên gia trong nước đã từng đưa ra những luận cứ khoa học vững chắc đầy sức thuyết phục, công luận cũng đã từng mong ngóng những lý lẽ tâm huyết giàu tính khách quan và trung thực ấy được chấp nhận và thực thi nhằm giải cứu tình trạng nguy ngập ở đầu cầu giao lưu quốc tế quan trọng nhất của đất nước. Thế nhưng những người có thẩm quyền vẫn có sự “sự im lặng đáng ngờ”. Tại sao chắc chẳng cần giải thích thì mọi người cũng đã biết.

Bởi vậy, trong tình thế “đắm đò giặt mẹt”, ai đó cũng phải lớn tiếng vung vít đôi điều.Nào là mời chuyên gia tư vấn nước ngoài có đủ năng lực để khảo sát nghiên cứu để đề xuất các phương án mở rộng sân bay.Nào là “các phương án mở rộng này là “mở cả về phía Bắc và phía Nam” làm công luận giật mình cảnh giác. Mà phải cảnh giác vì trước đó báo chí chính thức đưa tin về kết luận của Thủ tướng ngày 12.6.2017 không có nội dung này.

Nếu mở rộng sân bay ra cả phía Nam thì kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư ở cả ba quận đông dân như Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp theo ước tính của chuyên gia sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD! Ngân sách tìm đâu ra con số đó khi mà chưa tìm ra gần 80% vốn thiếu hụt để giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành” như vừa dẫn! Dùng chiêu tung hứng vòng vo “gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi” ấy thì quả là “đố ai gỡ mối tơ mành cho xong”!

Mà cái “mối tơ mành” của quyền lực khi phải lựa thế để “tồn tại và phát triển” đang rối như bòng bong vì còn phải trăm bề đối phó, giằng co tranh thủ trong cuộc đấu, không chỉ tay đôi mà còn đan chéo năm bè bảy mối. “Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười ở hẹp người chê” để thu phục lòng người vốn không chỉ hai mặt mà là năm mặt thì quả là như đang trong “bát quái trận đồ”. Hiểu ra điều ấy mới “thông cảm” được với sự vòng vo vung vít!

May mà sau đó báo Tuổi trẻ đã đưa tin với một cái tít đậm “Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị mở rộng sân bay về phía sân golf. Báo này cho biết: “TPHCM lập nhóm chuyên gia phản biện về dự án này, đặt hàng nghiên cứu phương án mở rộng sân bay có sử dụng sân golf, đến đầu tháng 9 sẽ báo cáo với lãnh đạo thành phố ”.

VN Express ngày 25.6.2017 cho biết rõ hơn: “Bí thư Thành ủy TP HCM "đặt hàng" tổ nghiên cứu khoa học xây dựng đề án mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.Tổ này được thành lập bởi các chuyên gia và cán bộ hàng không như: ông Phan Tương (nguyên giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất), ông Lê Trọng Sành (nguyên trưởng phòng quản lý bay, sân bay Tân Sơn nhất), cựu phi công Nguyễn Thành Trung, TS Trần Tiến Anh (chủ nhiệm môn Kỹ thuật hàng không - trường Đại học Bách khoa), kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn… Chủ trì đề án là trường Đại học Bách khoa và ông Nguyễn Thiện Tống làm chủ nhiệm. Nhóm chuyên gia sẽ thu thập dữ liệu, luận chứng khoa học để thực hiện đề án như một nghiên cứu khoa học, báo cáo thành phố cuối tháng 7 và làm cơ sở để báo cáo Thủ tướng. Theo ông Tống, thành viên tổ nghiên cứu đã cơ bản thống nhất phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về hướng Bắc - sử dụng quỹ đất đang là sân golf". Thế là trong đầu bỗng lóe lên một ý nghĩ bâng quơ: “Chắc là vận nước cũng chưa đến hồi mạt vô phương cứu vãn”!

Cũng vì thế mà thấy khổ thân cho cái ông bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa, mấy ngày trước đã nhanh nhảu đoảng khẳng định là việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là không khả thi. Ngài bộ trưởng nói rất “kiến tạo” tại diễn đàn Quốc hội chiều 8.6.2017 rằng: Bộ Giao thông vận tải đã tìm hiểu kỹ càng và dù Bộ Quốc phòng rất ủng hộ nhưng việc mở rộng sân bay lên phía Bắc là hoàn toàn không khả thi”. Không khả thi không phải vì sân golf tuyệt đẹp tọa lạc ở nơi cao nhất để dành chuyện ngập lụt cho phía sân bay, vì sân golf đã thừa hưởng được một con kênh thoát nước quá tốt với vị trí trước đây từng được qui hoạch để xây dựng và mở rộng sân bay. Còn bây giờ, thì để giữ cho sân golf đang nằm trên vị trí ấy hoạt động dưới bất cứ thời tiết nào, các ông chủ sân golf đã đắp các ngọn đồi cắt mất đường thoát nước, thậm chí xây bức tường đóng vai trò như đập chắn nước từ Tân Sơn Nhất tràn vào mỗi khi có mưa. Cho nên phải “không khả thi” thì mới có cớ để hô hào “hoàn thành giai đoạn 1 của sân bay Long Thành vào năm 2025 là nhu cầu hết sức cấp bách” được chớ! Vàrồi những gì sau đó nữa thì bàn dân thiên hạ đã bình loạn lên rồi. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà ngay lập tức, trên báo Tuổi Trẻ sáng 10.6.2017 choang một dòng khá huỵch toẹt: 'Nói không thể nới sân bay Tân Sơn Nhất lên phía Bắc là ngụy biện'. Xem ra, nói vỗ mặt một bộ trưởng của Chính phủ đang “kiến tạo và liêm khiết” như vậy thì cũng là gan cóc tía.Vì sao báo Tuổi trẻ lớn tiếng đến vậy? Người ta suy đoán rằng:

Một là sức ép của công luận quá lớn. Sự nhanh nhảu của ông bộ trưởng như chọc vào tổ ong bò vẽ mà chưa có mặt nạ. Cũng có thể cái mặt nạ che chắn đã bị thủng! Vì sao thủng, chắc chẳng tiện nói ra. Hai là, có một thế lực to hơn không muốn đổ thêm dầu vào lửa khi các đám cháy Formosa, Đồng Tâm chưa dập tắt được đang âm ỉ chực loang ra trong lúc các vụ khác cũng đang chực chờ.

Ví như vụ bí thư và chủ tịch Đà Nẵng “tưởng đà bưng kín miệng bình, nào ai có khảo mà mình lại xưng”! Nhưng càng bưng bít thì với chuyện xẻ thịt bán đảo Sơn Trà lại châm thêm ngòi nổ bức xúc của dân tình khiến cho sự lấp lánh muôn màu của pháo hoa rực rỡ kéo dài cả 2 tháng cũng khó bịt nổi, cho dù ông Tổng có răn dạy chớ để vỡ bình khi đánh chuột, nhưng bưng kín quá có khi bình lại vỡ. Mà vỡ đúng vào lúc Đà Nẵng đang phải quyết liệt chuẩn bị cho sự kiện APEC do Việt Nam đăng cai thì nguy to!

Thế rồi, để làm loãng bớt đi chuyện Đà Nẵng, ai đó vội khuấy lên sự vụ bí thư và bồ nhí ở Thanh Hóa công diễn vở tuồng “Lã Bố hí Điêu Thuyền hiện đại” đang tóe loe không thể bịt kín theo kiểu ở Đà Nẵng được. Để rồi, vở tuồng xứ Thanh chưa kịp hạ màn thì bục ra vụ chị em nhà bí thư Yên Bái “cành đậu đun củ đậu” nơi đất dữ. Ở cái địa bàn có một vị trí địa chiến lược đặc thù này, nơi âm vang những tiếng súng oan nghiệt cướp đi ba mạng người tại trụ sở tỉnh ủy vẫn còn váng vất cùng với cái chết bất ngờ của vị tướng Tư lệnh quân khu 2 đang gây nên nỗi đau chưa nguôi và sự ngờ vực dai dẳng thì lại chềnh ềnh ra một “biệt phủ” mà “vua Mèo” xưa cũng phải “gọi bằng cụ”.Vì nó lộng lẫy quá, choáng ngợp quá ở một vị thế đắc địa quá.Hãy mở cái video quay từ trên cao ngôi “biệt phủ” này mà Vn Express đăng ngày 26.6.2017 thì mới hoảng hồn mà bái phục gia chủ phải đi vay và tích cóp được từ thời phải đi mua chổi đót, lá chít, làm men nấu rượu mà dựng nên được cơ ngơi này.  Có lẽ chị Trà phải nhờ các anh ở trung ương sờ gáy tác giả của cái Video: VTC1 này xem liệu có phải do ai xúi giục hay địch cài lại để phá Yên Bái không. Ác một nỗi, đâu chỉ một biệt phủ của ông Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường em ruột bà, một biệt phủ khác cũng hoành tráng không kém lại cũng của một ông giám đốc quyền thế còn đáng sợ hơn dưới trướng của bà, nhưng chắc là không them núp váy bà như thằng em giai khốn khổ kia, mà VTV1 đưa tin sáng 29.6.2017.

Điều dư luận hết sức trăn trở là cái chết của tuóng Lê Văn Duy cũng bí hiểm như việc gặp “tai nạn” của các vị tướng từng là tư lệnh quân khu 2 trước đây. Họ đều là những chỉ huy giỏi, có kinh nghiệm trận mạc trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược từ cuối thập niên 70 và 80. Như trung tướng Tổng tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, từng là tư lệnh quân khu 2 cùng với trung tướng Trần Tất Thanh đang là tư lệnh quân khu 2 lúc đó “tử nan” trong vụ rơi máy bay tại Xiêng Khoảng ngày 28.5.1998.

Liệu cái bóng đen của “người đồng chí cùng ý thức hệ” có phủ lên đó lá cờ thêu 16 chữ vàng"Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan"mà ông Nguyễn Phú Trọng trân quý giữ gìn như giữ gìn con ngươi của đôi mắt mình không nhỉ?Đấy là chưa kể một tư lệnh quân khu 2 khác giàu kinh nghiệm chiến đấu, sau đó từng giữ trọng trách trong quân đội bỗng nhiên bị “đá lên”, rời khỏi vị trí Tổng tham mưu trưởng. Bàn tay lông lá khủng khiếp của con quỷ Frankeinsteins thế kỷ 21 sẽ còn thò vào những đâu nữa đây?

Cùng với các chuyện lớn đó là hàng loạt sự vụ bê bối khác đang phơi bày sự thối nát của giới quan chức to nhỏ vội vã “ngoạm một miếng rồi chuồn” trong chuyến tàu vét.Phải chăng, cần đặt chuyện “Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân golf của các đại gia” trong bối cảnh đó để hiểu rõ hơn cái nghịch lý tai ác “khạc chẳng ra cho nuốt chẳng vào” rồi người ta phải khạcnuốt thế nào để dè chừng cái quy luật nghiệt ngã “cùng tắc biến” ra sao!



VĨ THANH



Vậy thì chuyện “cùng tắc biến” vừa nói đến nhân bàn về ba “tử huyệt”thì nên chăng gợi lên đôi điều về về cái vế tiếp theo của Kinh Dịch “biến tắc thông” trong mênh mông thế sự đang dồn dập biến động dường như hé lộ những bất ngờ. Thì cũng phải thôi Vật cực tất phản” (khi sự vật đi đến cùng cực thì tất yếu sẽ phát sinh biến hóa). Nhưng gợi lên để làm gì?

Hệ từ” viết “phù Dịch thánh nhân chi sở dĩ cực thâm chi nghiên cơ dã” [thánh nhân nhờ Dịch mà biết được sâu và xét được sự việc ngay khi mới manh nha]. Lại nói rằng “quân tử kiến cơ nhi tác”[người quân tử thấy trước triệu chứng thì ứng phó ngay”. Vì thế mà “quân tử sở lý, tiểu nhân sở thị” [người quân tử thì cố dấn thân đi tới, còn kẻ tiểu nhân thì chỉ biết đứng nhìn]. Những thuật ngữ “quân tử” và “tiểu nhân” của người xưa có lẽ nay cần diễn đạt dung dị là người có hiểu biết, có bản lĩnh và người tầm thường, thiếu hiểu biết.

Vả chăng, hiểu biết và thiếu hiểu biết cũng chỉ là tương đối. Bản lĩnh có thể giữ vững mà cũng có thể lung lay, và người tầm thường cũng có thể trở nên phi thường trong những tình huống ngặt nghèo cần phải tự vượt lên mình. Có lẽ chỉ trong hành động và bằng hành động thì mỗi người mới chứng tỏ được họ là quân tử hay là tiểu nhân.

Khi ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung hỏi chị Nguyễn Thị Nhung, con gái cụ Kình, rằng “Liệu tôi xuống thì dân có bắt tôi không?” thì ông Chủ tịch Hà Nội cũng có một tâm trạng như tâm trạng của mọi người bình thường khác. Để rõ hơn chút nữa hãy đọc một đoạn trên facebook của luật sư Trần Vũ Hải:“Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà nội vừa gọi điện thoại cho tôi, nói rằng ông không hứa hẹn khi trao đổi điện thoại với một người dân xã Đồng Tâm, [rằng] sẽ đến làm việc và đối thoại với dân Đồng Tâm trong ngày hôm nay và đề nghị tôi đính chính”…Do “tôn trọng ông Chung”, luật sư Hải nói ông rút bỏ đoạn thông báo trước đó trên Facebook, mặc dù ông nói nhiều người “cũng nghe rõ câu chuyện trao đổi qua điện thoại, được bật loa”. Nói nôm na nghĩa là ông phải chối bỏ lời ông nói mà mọi người đều nghe, dù biết rằng làm thế cũng đồng nghĩa danh dự của ông bị lem luốc. Nhưng không thể không làm nếu ông còn muốn tại vị và tiếp tục thăng tiến.

Nghĩ kỹ thì cũng thật tội nghiệp cho ông Chung. Cũng từng là một tướng, tướng công an thì không trận mạc ám mùi thuốc súng như tướng quân đội thông thường đi từ binh nhì mà lên, nhưng bản lĩnh làm tướng thì có kém cạnh chi ai,thế mà chịu trong vòng trói buộc mới đau chứ! Câu này là mượn của cụ Phan Bội Châu trong bài Á Tế Á. Đây là cái “vòng trói buộc” mà cụ Phan gọi là “nhơ nhuốc lầm than”,là cái vòng nô lệ thực dân Pháp tròng vào cổ dân ta, chứ không phải là cái vòng danh lợi mà bước vào đó thì vinh liền nhục như lời tự bạch của cụ Nguyễn Công Trứ.  Vậy mà sự nhơ nhuốc thì e cũng khó mà nói bên nào tám lạng bên nào nửa cân. 

Nhưng nói gì thì nói, cái kết thúc có hậu ở Đồng Tâm có phần đóng góp của ông Chủ tịch, vốn là Giám đốc Công An Hà Nội. Tháo được ngòi nổ, để tránh một cuộc đổ máu thảm khốc khi dân Đồng Tâm “quyết rào làng chiến đấu, nếu chết thì cả làng cùng chết”.Ông Chung đã nhẫn nại trong ứng xử.Trước áp lực từ cả hai phía, ông vẫn kiên định chọn phương thức đối thoại. Dù sao thì ông đã thành công trong bước tháo ngòi nổ này. 

Nếu nói về bản lĩnh thì Nguyễn Đức Chung đã làm cho người ta thấy là ông có cái đó. Cũng tựa như trước đây ông đã dõng dạc nói với những người biểu tình ngày 14 tháng 3 năm 2015tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma đã bị bọn “dư luận viên” dấu mặt xông vào phá phách rằng:bọn này không phải công an và sẽ bị xử lý. Nhưng rồi sau đó ông phải im lặng!E rằng, chuyện hậu trường hay ai là kẻ đứng sau cánh gà thì phải là người trong cuộc thông thạo các ngón nghề mới nói rõ được. Nhưng dư luận thì giải thích rằng vì ông còn phải tính đến chuyện gánh vác trọng trách Chủ tịch Hà Nội.Vậy là cái bản lĩnh kia phải nhường bước cho sự tính toán cũng tầm thường như bao người khác sống quanh ông đó thôi. Rồi cũng phải thông cảm cho những người đang phải vất vả bon chen trên quan lộ, lại là quan lộ trong cái buổi nhá nhem tranh tối tranh sáng này!

Thì là nhỡn tiền đó thôi. Người ta thanh toán đối thủ cản đường không chỉ bằng những phát súng lạnh tanh ở Yên Bái, hoặc liều thuốc cực độc cho quằn quại “tự chuyển biến” trước khi nằm vào áo quan có phủ lá cờ!Rồi còn nhiều chiêu hiểm ác khác học được từ các bí kíp gia truyền nhập ngoại khó mà liệt kê ra đây. Nhưng có một chút băn khoăn về lời cảnh báo của cụ Nguyễn Công Trứ “vào cuộc trần ai khóc trước cười” nếu vận vào tướng Chung thì không biết ông đã “khóc” trước hay “cười” trước, khi phải gánh chịu áp lực từ cả hai phía lúc phải đứng mũi chịu sào trong bi kịch Đồng Tâm?Nhưng rồi nghĩ kỹ băn khoăn ấy là ngớ ngẩn.

Khóc trước cười hay cười trước khóc cũng chỉ là bi kịch muôn đời trong mênh mông thế sự về cái “song đề” [dilemma] mà chỉ những người thật có bản lĩnh dám vượt lên chính mình mới có thể chọn được giải pháp đúng. Một bậc kinh bang tế thế như Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ mà cuối cùng đành chọn “kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo” thì trách làm gì một người đang còn phải bon chen trên hoạn lộ với bao chông gai như ông Chung.

Làm sao đòi ông phải hành động với bản lĩnh “bất tuân” như Nguyễn Công Trứ để ứng xử theo gương Nguyễn Trãi:

Ung dung cứ nói, điều ta thích

      Cúi ngẩng theo người, không thể tuân [Nguyễn Trãi]


khi mà ông còn phải thích nghi với một hiện thực nhày nhụa

       Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi
                   Hẳn hoi không hết một bàn tay.    
[Nguyễn Công Trứ]


Ông Chung không thể không phủ nhận cái bản cam kết đáp ứng cả ba yêu cầu của dân Đồng Tâm mà ông đã ký vào đó vì chính bản cam kết đónhư cái ấn sắt nung đỏ đóng lên mặt cái nhà nước đang khoác tấm áo mĩ miều của dân, do dân và vì dân! Rồi cái dấu son điểm chỉ của ông Chủ tịch Hà Nội càng tươi rói trên tờ giấy được xé ra từ cuốn vở học trò, càng làm nhức nhối cái thể chế toàn trị phản dân chủ vốn không bao giờ chịu thua dân mặc dầu không ai khác, chính người khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tuyên bố “Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”[Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5. NXBCTQG Hà Nội 1995, tr.60].Theo tinh thần đó, khi nhìn nhận về sự kiện Thái Bình năm 1997 nhân dân trong 5 huyện trong tổng số 6 huyện đã quyết liệt khiếu kiện tập thể, thủ tướng Phạm Văn Đồng không đồng tình với nhận định là “dân bị địch kích động, bị kẻ xấu lợi dung nên mới có hành vi manh động quá khích”, thậm chí ông cũng không chấp nhận ý kiến cho rằng đây là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân mà dứt khoát kết luận rằng: “Phải nói rõ đó là mâu thuẫn giữa nhân dân và những người cầm quyền hư hỏng ức hiếp nhân dân. Nói đúng bản chất sự việc thì mới tìm ra giải pháp đúng, hợp lòng dân”. *

Dân thôn Hoành chỉ mới thực hành cái quyền ấy trong phạm vi khiêm tốn nhỏ nhoi là giữ làm con tin những người nhà nước được phái đến để đàn áp, bắt bớ, đánh đập họ. Để tỏ bày mục đích rất chính đáng và khiêm tốn ấy, dân đã hàng ngày cơm nước, giặt giũ, chăm sóc chu đáo cho người họ buộc phải giữ lại trong nhà văn hóa xã. Vì thế mà mà khi được trả tự do nhờ có bản cam kết của ông Chủ tịch Chung, anh em đã vui vẻ chia tay người chăm sóc họ.Vị trung đoàn phó chỉ huy còn chắp tay cảm tạ dân. Ấy vậy mà rồi họ lại hân hạnh được nghe ngài Thủ tướng lớn tiếng đe nẹt:"Chế độ chúng ta mà bắt giữ mất chục người, sao có chuyện như vậy”. Và rằng"Tội giữ người trái phép đó phải được điều tra xử lý nghiêm túc, cũng như tội phá hoại tài sản".

Vậylà, trong “chế độ chúng ta”,cứ luận theo lời ngài Thủ tướngthì e phải “điều tra xử lý nghiêm túc” cụ Hồ. Chứ sao nữa!Vì Cụ Hồ đã dám trao quyền cho dân được đuổi Chính phủ nếu chính phủ làm hại dân!Mà chính phủkiến tạo của ngài Thủ tướng đây thìchỉ có thể đúng trở lên!Còn chuyện lừa bắt cóc và đánh đập một lão nông ngoài 80 tuổi gãy xương phải phẫu thuật chẳng qua cũng là vì dân, là “thương cho roi cho rọt”đấy thôi!Thế mà tại diễn đàn Quốc Hôi, một đại biểu lại dám nói “Nếu cần phải thua dân thì rất nên thuavà chỉ cóbậc đại trượng phu làm được”.Thế này thì loạn to rồi.Chính phủ làm sao mà thua dân được, có mà trời sập! 

Còn một nhẽ nữa, nói vậy thì “phạm húy” là cái chắc!Thế chả nhẽ ngài Thủ tướng không phải là bậc đại trượng phu à? Ngài đây không là đại trượng phu thì ai nào? Dân thôn Hoành sao? Hay vị lão nông kia, người đảng viên trung kiên chống tham nhũng,là ngọn cờ tư tưởng trong sách lược chống trả bạo quyền một cách khôn ngoan, quyết liệt, biết nhu biết cương, biết tiến biết thoái để giành thắng lợi,người được dân thôn Hoành gọi là “cụ Hồ thứ hai của mình” đã bị người nhà nước đánh gãy xương sao? 

Hay là “Mẹ Nấm”, người mẹ trẻ của hai con nhỏ vừa bị tuyên 10 năm tù vì “mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp” đã tự khẳng định bản lĩnh tuyệt vời khi dành lời nói sau cùng cho mẹ “Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận, mà sẽ tự hào vì con. Không những thế, tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh giải thưởng Nhân Quyền của“Civil Rights DefenderThuỵ Điển” còn dõng dạc tuyên bố: “Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn”. Khí phách của “Mẹ Nấm” nào có khác mấy với khí phách của những chiến sĩ yêu nước, những người cộng sản trước án tử hình hay giữa pháp trường của bạo quyền thực dân đế quốc cướp nước và của lũ bán nước trước đây?

Nếu vậy thì những quan tòa, những thẩm phán trong những “phiên tòa “không tranh luận” và những bản án bỏ túi, cũng như những lời đe nẹt từ trên cao, thì nào còn có ý nghĩa và giá trị gì?

Sự đúc kết “quyền lực thường làm người ta sa đọa, và quyền lực tuyệt đối làm sa đọa tuyệt đối” [Lord Acton] dường như chưa đủ. Chúng ta đang phải chứng kiến một thực trạng còn khủng khiếp hơn nhiều: “hàm răng của quyền lực luôn luôn mở rộng để nhai nuốt, và cánh tay nó luôn vươn ra, nếu có thể, để phá hủy tự do tư duy, ngôn luận và chuyện viết lách [John Adams] . Cái bộ mặt của quyền lực, lại là quyền lực của một nhà nước toàn trị phản dân chủ đang được phơi bày quá rõ. 

Chẳng thế mà Einsteins đã chán chường chỉ ra cái sự thật trần trụi đáng buồn “nỗ lực kết hợp giữa trí tuệ và quyền lực hiếm khi thành công, mà có thành công cũng chỉ trong chốc lát” đó sao?Vì vậy mà con người có trí tuệ siêu việt ấy đã ngao ngán mà nói lên cái sự thật phũ phàng: “quyền lực luôn luôn thu hút những kẻ không có đạo đức”. Thế mới biết vì sao một bản lĩnh, một tính cách như Nguyễn Công Trứ cuối cùng lại chỉ muốn “Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.

Đấy là nói kiếp sau! Nhưng ông Chung cũng như tất cả bọn chúng ta đây đang sống sờ sờ với kiếp nàythì dù hay dù dở, dù cười dù khóc, khóc trước cười hay cười trước khóc cũng rứa cả. “Tẻ vui cũng một kiếp người” chẳng Nguyễn Du đã viết thê sao? Phải chăng đây là tự an ủi và chắc cũng để an ủi người phải chấp nhận thân phận. Để gì? Để chọn cho mình một cách sống khả dĩ có thể chấp nhận được. Xin kể vài câu chuyện vặt để bớt đi những lập luận nặng nề mệt óc.

Tôi có người bạn cũng từng làm giám đốc công anHà Nội. Thú thật là tôi cũng không biết gì nhiều về anh, nhưng có đôi kỷ niệm với anh đủ để gợi thêm ra đây về cái “khả dĩ” đó.

Hôm tôi cùng với Thái Bá Vân đến thăm anh Văn Cao, Vân trêu ông bạn mình:“Sao, cái“toilet” vẫn oách chứ”, ấy là anh gợi lại câu chuyện “dở khóc dở cười”, đúng hơn, cười ra nước mắt. Chuyện hơi dài xin chỉ nói đến tấm lòng ông bạn giám đốc CAHN của tôi. Đến chơi thămVăn Cao đúng hôm nhà nghệ sĩ số một của Hà Nôi bệnh.Chị Băng không đủ sức dìuchồng xuốngnơi vệ sinh tập thể ở dưới nhà, phải để cái bô ở sát chân giường.Thấy vậy, ông giám đốc CA đã quyết định ngay và cho tiến hành lắp đặt một nhà vệ sinh với hố xí tự hoại tại căn hộ ở tầng hai củagia đình Văn Cao. Bạn bè đến chơi, chị Băng hồ hởi khoe để mọi người cùng vui với sự “đổi đời” mà ai đó trêu là một “đột phá cách mạng” trong ngôi nhà! Văn Cao thì chua chát cười ra nước mắt “mười mấy năm mới được i…có gì mà khoe”! 

Tiếp một chuyện khác, ở nhà Trịnh Công Sơn. Hôm tôi đến chơi, Trịnh Công Sơn chỉ đĩa nhãn rất tươi đang để trên bàn “Anh ăn đi,của một đồng công một nén từ Hà Nội đem vào đấy”. Sau đó tôi được biết là anh bạn Giám đốc CA tôi vừa kể đã đặt vé Hà Nội-Sài Gòn chuyến 10h để trước đó kịp về Hưng Yên từ rất sớm như đã hẹn trước, đến tận cây nhãn quý lâu năm của nơi quê nhãn này, mua cho được một giỏ vừa được hái xuống để rồi kịp phóng thẳng xe lên sân bay Nội Bài. Nhiêu khê vất vả như vậy không chỉ bởi dáng dấp tài tử của những tính cách “liên tài”, mà còn vì quả nhãn hái từ trên cây nghe đâu đã có tuổi thọ hàng mấy trăm năm này có sức bổ dưỡng đặc biệt cho người bệnh vừa mới khỏi. Mà Trịnh Công Sơn lại vừa từ bệnh viện trở về. Ông bạn Hà Nội ngồi nhâm nhi cùng Sơn vài ba ly rượu, hàn huyên với bạn bè đến thăm Sơn để rồi vừa kịp chuyến bay trở về Hà Nội. Và rồi, đầu năm nay, nhân ra Hà Nôi, tôi đến thăm anh. Cùng đi có anh Nguyễn Quang Dy và Phạm Gia Minh. Sau câu chuyện thú vị dưới tán cây mít cạnh hàng rào,ông bạncó nhã ý mời vào nhà để cho tôi xem những bức tranh quý, trong đó có bức do chính Văn Cao vẽ tặng. Rồi anh thân mật đưa tôi lên tầng hai, nơi làm việc của anh cũng có mấy bức tranh quý. Thấy tôi chăm chú nhìn cái bàn làm việc có dáng hơi cổ đặt giữa phòng anh cười, nhẩn nha kể: “đây là cái “buarô” của Chánh mật thám Pháp trước 1954, đã xếp vào kho từ lâu không ai thèm nhìn đến. Khi về hưu, tôi xin mua lại đem về đây. Cũng là một kỷ vật thú vị chứ anh?”. 

Tôi nảy ra một ý cắc cớ “anh cho tôi ngồi vào đây và chụp giúp tôi một kiểu ảnh”.Không nói ra suy ngẫm thầm kín có phần “méo mó nghề nghiệp” của tôi làcần một “trải nghiệm thực chứng” trong nghiên cứu xã hội học:Liệu cái ghế từng là sở hữu của một viên chánh mật thám Pháp kia có còn chút hơi hướng thực dân ám ảnh người ngồi vào đó không

Nhưng, hình như chẳng có gì. Thì ra, cái ghế, thậm chí là cái ghế quyền lực của viên chánh mật thám thời thực dân xưa kia, tự nó chẳng là gì cả.Vấn đề là người ngồi lên đó. “Sa đọa” hoặc “đạo đức hay vô đạo” không là một định mênh tuyệt đối, mà cũng chỉ là tương đốinhư Einsteins, ông tổ của thuyết tương đối nói mà tôi vừa dẫn ra ở trên.Đấy là chưa kể là người ta vừa phát hiện một cậu bé gốc Ấn đang sống ở Anh có chỉ số IQ cao hơn Einsteins nhiều lần.

Viết đến đây tôi lại liên tưởng đến một ấn tượng khá thú vị nhân mới đây tôi đến chơi nhà một ông bạn cũng từng là giám đốc công an và rồi cũng là chủ tịch Thành phố tựa như ông ChungHà Nôi.Chỉ có điều ông bạn mới này của tôi lại ở Sài Gòn.

Trong phòng khách đơn sơ và ấm cúng có đặt bàn thờ gia tiên mà mấy lần trước tôi đến vẫn thấy, lần này lại thấy treo hơn hai chục tấm hình được trang trọng lồng trong khung kính cùng một kích cỡ. Ông thân mật giới thiệu với tôi về những khung hình. Tôi im lặng dõi theo những kỷ niệmcủa ông bạn mới quen mà mình chưa được hiểu gì nhiều về một thân phận có dáng dấp của nhân vật tiểu thuyết để tiếc là mình bất tài không viết nổi. Cho dù vậy, từ vài lời giới thiệu rất vắn của gia chủ về từng bức hình,tôixúc động cố mường tượngra những bước đường đời ông bạn tôi đây.Bỗng trong đầulại thoáng hiện racâu Kiều của Nguyễn Du “những là lần lữa nắng mưa, kiếp phong trần biết bao giờ là thôi”! 

Đôi mắt hai cụ thân sinh trên khung hình trang trọng đặt giữa ban thờ như đang nhìn xuống cái “kiếp phong trần” của người con trai các cụ.Đó là chuyện phẫn nộ trước lời vu khống hèn hạ của những người từng ngồi vào những cái ghế quyền lực rất cao, trước thềm Đại hội 7 đã dám xúc phạm đến vong linh các cụ mà suýt nữa gây nên một vụ động trời nếu ông không đủ bản lĩnh tự kìm mình lại. Cái bản lĩnh để ông từng có một quyết định táo bạo vạch trần mưu toan bẩn thỉu của một kẻ nắm quyền lực do tính cách đố kỵ, hẹp hòi [theo suy luận chủ quan của tôi thìcònmột lý do lớn hơn là chịu tác động của “mật ước” Thành Đô] đã quyết theo đuổi“bản án” được dựng lên đê vu khống một “khai quốc công thần”.Và đó cũng là lý do để rồi ông bị gạt khỏi danh sách ngay trước giờ bỏ phiếu bầu BCHTƯ tại Đại hội 7.

Chắc không phải ngẫu nhiên, các khung hình được xếp theo thứ tự thời gian như một ống kính phim thời sự quay chậm theo lối tả chân, nhưng đoạn kết lại phá cách với ba khung hình. Bức hình người anh hùng quân đội còn rất trẻ với huân chương đầy ngực [mà ông nói là khi đến đại hội tuyên dương anh hùng năm 1970 mới được phát cho bộ cánh mới để càihuân chương lên đó thay cho bộ đang mặc] được đặt giữa 2 khung hình ông Chủ tịch thành phố tiếp Tổng thống Mỹ Bill Clinton bên trái, và hàn huyên với ông Nguyễn Cao Kỳ bên phải.Phải chăng là một nét “phá rào” trong tính cách phóng khoáng, không biết có phải là đã pha đậm “máu nghệ sĩ” như ông bạn công an Hà Nôi của tôi kia, nhưng e cũng có chút hơi hướng dáng dấp kiểu người “bất tuân” tôi đã diễn giải ở trên.

Dáng dấp có được chuyển thành tính cách, góp phần tạo nên bản lĩnh hay không đương nhiên còn phụ thuộc vào nhiều, rất nhiều những yếu tố bên trong và tác động bên ngoài. Thì chẳng phải người xưa từng cay đắng mà chỉ ra rằng “nhân sinh thế thượng, thế vị phú quý, cái khả hốt hồ tai[con người ta đã trót sinh ra ở đời thì thế lực, chức vị và tiền của nào có thể coi thường] đó sao. Đấy là tôi nghĩ vậy.Nghĩ theo lối suy luận rất tào lao của ngòi bút trôi theo dòng cảm xúc vốn đôi khi ngật ngưỡng từ những ý tưởng nghiêm túc. Trong thời buổi nhiễu nhương này mà học theo được đôi chút phong cách ứng xử của Ức Trai tiên sinh: “cứ nói điều ta thích” chứ nhất thiết không cam chịu “cúi ngẫng theo người”quả là quá khó, hiếm người theo nổi!

Nghĩ là vậy, mong là vậy nhưng ứng xử ra sao giữa dòng đời cuộn chảy với biết bao thác ghềnh thì khó mà nói trước được.Chả thế mà vừa rồi, trong một bài viết của một ông từng là một quan to, [nói theo ngôn ngữ vỉa hè là “trùm tư tưởng”, cụm từ xuất hiện thời Goebbels, Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên tuyền của Đức Quốc xã] nói lên một ý động trời. Rằng: “chỉ sau một lần bỏ phiếu, họ gần như trở thành một người khác hẳn, từ dáng đi, cách nói, cách bắt tay. Họ khệnh khạng hơn, có vẻ "oai vệ" hơn, "bề trên" hơn”. Sau sự lột tả chân dung của ngòi bút tả thực khá sắc nét là những dòng chính luận khá trực diện, mà nếu dùng kính chiếu yêu của đám dư luận viên cao cấp soi vào thì rất chi là “phạm húy”: “Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự tha hóa ấy không dừng lại và lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể khác, chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, không phải do ai phá và cũng không ai cản nổi. Thật ra ý tưởng về sự tha hóa của quyền lực chẳng có gì mới!Người ta đã nói mỏi cả lưỡi, đã viết mòn cả bút rồi. Vấn đề đặt ra là, một ông đã từng là ủy viên trung ương Đảng, từng là bí thư tỉnh ủy, rồi nhiều năm là phó ban trực của Ban Tuyên giáo TƯ nói ra vào lúc này, lại đăng ngay trên một tờ báo chính thống, cho dù là nói vuốt đuôi thì cũng có ý nghĩa cảnh báo lớn.Trong ngôn từ chuyên môn, người ta gọi đó là một chỉ báo xã hội học về một chuyển biến xã hội.

Chuyển biến gì đây, theo lộ trình nào, chắc là lại phải “chờ xem hồi sau sẽ rõ”. Mà hồi sau ấy thì cũng không quá khó đoán, “chỉ còn là vấn đề thời gian” theo vị quan chức tư tưởng này nói như đinh đóng cột. Để làm sáng tỏ cho sự khẳng định búa bổ này, vị quan chức ấy đã thẳng thừng chỉ ra: “Có những suy nghĩ rất ấu trĩ sai lầm khi cho rằng nắm cho chắc lực lượng vũ trang là có thể đẩy lùi sự sụp đổ. Không đâu! Liên Xô ngày trước cả quân đội và lực lượng Ủy ban An ninh Quốc gia còn rất mạnh, bậc nhất thế giới, vậy mà đến một lúc, khi sự tha hóa đã đến ngưỡng, thì cả một chế độ được cho là thành trì ấy bỗng chốc đổ ào, đến mức không tưởng tượng được, không hiểu nổi”! Đến bây giờ thì lịch sử đã tự phơi bày, khiến cho điều “không tưởng tượng được” và “không hiểu nổi” ấy trở thành lời cảnh cáo đanh thép cho một chế độ toàn trị phản dân chủ đang được bảo kê bởi những “người đồng chí cùng chung ý thức hệ XHCN”.

Đương nhiên, chớ quên rằng, những người đang ngồi trên ghế quyền lực khi chưa bị sức ép đủ mạnh để buộc họ phải tự giày vò mình mà rời bỏ những cái đang có được bảo kê.Có thấp thỏm trong ngôi biệt thự hay căn phòng đầy đủ tiện nghi thì dù sao cũng dễ chịu hơn làdấn thân vào những chuyện hiểm nguy mà chẳng biết có nên cơm cháo gì không! Không dám nói ra, nhưng những ai đó còn nhất điểm lương tâm không thể không suy ngẫm về bản án tàn nhẫn cực kỳ phi lý gây công phẫn cho lương tri những người bình thường nhất mà ai đó nhất quyết phải làm để phục cho một ý đồ ghê tởm. Hình ảnh bất khuất của người mẹ trẻ nghèo đang vất vả nuôi hai con nhỏ không thể không đánh thức cái phần tốt đẹp nhất trong mỗi con người. Tuy vậy, cũng có một sự thật phũ phàng là việc dám vượt qua sự sợ hãi mà “Mẹ Nấm”, tù nhân lương tâm vừa dõng dạc kêu gọi,lại là làn ranh khó vượt qua, quá khó với khôngít người.

Xem ra sự tự vấn về một cách thế sống của thời mồ ma thực dân “quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê. Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ” của Chế Lan Viên những năm 60 không phải đã là chuyện xưa cũchẳng mấy ai nhớ nữa về

 “Hạnh phúc dựng trong một tà áo đẹp! 

Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn. 

để rồi

Lòng ta thành con rối 

Cho cuộc đời giật dây! 


Không những không xưa cũ mà còn tăng tốc trong nhịp sống bon chen, hối hả của buổi “phàm kim chi nhân duy tiền nhi dĩ” thời Tú Xương được hiện đại hóa đáng sợ mà ngòi bút Vũ Kim Hạnh vừa đau xót đưa lên mạng câu chuyện được “vinh danh”. Đấy là “mấy cái email và điện thoại rầu rĩ cầu cứu, nhờ tư vấn của các bạn trẻ khởi nghiệp ĐBSCL vì họ được gợi ý phải đóng góp…con năn nỉ, từ 40 triệu họ bớt còn 30 triệu, mà cũng nhiều quá cô, lãnh cái bằng đó có được gì không, nhưng họ dọa con bằng đủ tên ban ngành, con muốn từ chối mà sợ họ ghét, họ trả thù

Và đây là một “cái “trát” đòi tiền “… Chào mừng kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10/2004 – 13/10/2017 và hưởng ứng năm APEC 2017. Hiệp hội doanh nghiệp…và… phối hợp thực hiện triển khai chương trình ‘Doanh nghiệp, doanh nhân hội nhập kinh tế APEC 2017’. Đây là một sự kiện lớn cổ vũ khuyến khích và tôn vinh các đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân trong sự nghiệp phát triển và xây dựng hình ảnh, thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ…Trao tặng biểu tượng chữ “Tâm” cho Doanh nhân tiên phong đổi mới thời kỳ hội nhập 2017, chữ “Tín” cho Doanh nghiệp vì sự nghiệp phát triển bền vững thời hội nhập 2017.Để kết thúc bằng môt câu nhẹ nhàng rất chi là thoải mái trong dòng cuối của cái trát viết trong ngoặc đơn: (Kinh phí kêu gọi hỗ trợ truyền thông trong chương trình: 40.000.000 đồng)”!?

Thế rồi Kim Hạnh cũng “mênh mông thế sự” theo cách của chị “Ngồi nhớ chuyện xưa… Việt Nam xưa, thời bà Trưng bà Triệu, nghe nói, theo chế độ mẫu hệ... Chế độ mẫu hệ xưa, khốn khổ thay, nay đang chuyển sang chế độ Tiền hệ, Money hệ, phải vậy chăng”?

Cái “hệ” này liệu có một đồng một cốt với cái hệ tư tưởng thần phục mười sáu chữ vàng mà nếu không sớm thoát ra thì quả đúng là “sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, không phải do ai phá và cũng không ai cản nổi” mà nhà cựu lãnh đạo tuyên truyền và giáo huấn của một thời, không thể không cổ vũ cho nó để ngồi được trên cái ghế quyền lực ấy, nay đã tự nói ra.

Cái thế lực đang bảo kê cho chế độ toàn trị phản dân chủ đang lung lay cũng biết rõ điều đó, nênđãtrăm phương nghìn kế ngăn chặn nhằm cứu vãn tình thế. Dễ thấy nhất là thường xuyên gây sức ép trên mọi lĩnh vực. Càng dễ nhận biết làbất kỳ lúc nào cũng có thể bất ngờ lật lọng mà cách hành xử của viên tướng họ Phạm trong chuyến “thị sát” gây áp lực vừa rồi kèm theo là giàn khoan HD-981 lại kéo vào là minh chứng sống động. Vẫn chiêu trò cũ, nước cờ vẫn như trước. Bổn cũ của tháng 5.2014 đang đượcsoạn lại nhằm dằn mặt những ai muốn có thay đổi ván cờ đã được sắp xếp từ dạo ấy và nay thìhội nghị TƯ giữa nhiệm kỳ đang được gấp rút chuẩn bị.

Thế nhưng, những chiêu trò cũ, bài bản cũ lại không chịu thấy ra quy luật vận động của cuộc sống “một khi dối trá bị lật tẩy, bạo lực trần trụi sẽ lộ nguyên bộ mặt thô bỉ của nó, và rồi bạo lực, khi ấy đã đuối sức, sẽ sụp đổ tan tành” mà Aleksandr Solzhenitsyn đã dẫn ra trong diễn văn nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1971. Vị cựu lãnh đạo của cơ quan quản lý tư tưởng, nhà tuyên truyền và giáo huấn cho thần dân của cái chế độ đang tồn tại cũng đã nói đến sự sụp đổ ấy, chỉ có khác một chút là ông nói rõ “chỉ là vấn đề thời gian”, còn cụ lão nông hơn 80 tuổi đời và gần 60 năm tuổi đảng ở thôn Hoành thì thẳng thắn cảnh báo “Đảng có nguy cơ mất quyền lãnh đạo”! Lời cảnh báo có sức nặng của một đột phá có tầm vóc bước ngoặt trong cuộc đấu tranh dai dẳng, lúc âm thầm lúc quyết liệt nhằm chống lạisự chà đạp lên khát vọng ngàn đời của họ được che dấu bằng mệnh đề “đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý” với sự kiện Đồng Tâm. Nhẹ nhàng, thấm thía hơn với một hình ảnh mang tính biểu tượng trong lời thơ của Nguyễn Việt Chiến

                    Chỉ xin máu đừng đổ
                                                    Bình yên cho mọi nhà
                                                    Một người con dũng cảm
                                                    Cúi đầu vái dân ta …

… Chiều qua ở Đồng Tâm
                                                    Xứ Đoài mây vẫn trắng
                                                    Mây có về làm dân?







Đúng là ở xứ Đoài mây vẫn trắng sau cơn gió giập mưa sa! Nhưng sấm sét bất kỳ thì vẫn còn rình rập, vẫn cứ “cơn đằng vừa trông vừa chạy”,“cơn đằng tâychẳng mưa dây cũng bão giật”.

Mây trời đã vậy, nhưng mưu toan của con người thì còn bí hiểm và đáng sợ hơn nhiều. Thì phiên tòa xử “Mẹ Nấm” với bản án thất nhân tâm chà đạp lên lẽ công bằng nhằm răn đe những người yếu bóng vía phải chùn bước trong cuộc đấu tranh chống bạo quyền, chưa kể đến những ẩn số phức tạp và đen tối khác, chẳng là một ví dụ quá tàn nhẫn đó sao.

Lịch sử đầy rẫy những giãy giụa của cường quyền trước sức trào dâng của lòng phẫn nộ. Gia tăng bạo lực là đổ thêm dầu vào lửa.Mọi thế lực cầm quyền ở vào buổi mạt kỳ đều biết vậy, song trong bước đường cùng không thể không làm. Cơn khát quyền lực khiến người ta có khi phải giải khát bằng thuốc độc. Cơn khát ấy cũng khiến cho đầu óc rối loạn, mù quáng không thấy được,không hiểu được khí phách của người mẹ của hai con nhỏ trước bạo quyền. Mọi tính toán đều bị phá sản trước ánh mắt điềm tĩnh tự tin của người nắm chắc được công lý và tin vào sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của lòng dân đang đứng về mình.






Sóng cồn của lòng phẫn nộ đang trào dâng theo cùng ánh mắt của người mẹ trẻ ấy.



Ngày 4.7.2017



*Ý này tôi đã viết trong “Cảm nhận và Suy tư”, in năm 2015, trang 90